Danh mục Thứ Hai, 20/05/2024

Tiêu điểm \

Toạ đàm về Bảo vệ phát huy Nghi lễ và trò chơi Kéo co trong đời sống đương đại

20:28 18-11-2023
Chiều ngày 17/11, Toạ đàm về Bảo vệ phát huy Nghi lễ và trò chơi Kéo co trong đời sống đương đại được tổ chức bởi UBND quận Long Biên đã diễn ra tại đền Trấn Vũ.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Di sản Văn hóa Việt Nam và quận Long Biên tổ chức tọa đàm “Bảo vệ phát huy Nghi lễ và trò chơi Kéo co trong đời sống đương đại”. Sự kiện được tổ chức nhằm tăng cường kết nối và trao đổi giữa các cộng đồng thực hành di sản Nghi lễ và trò chơi Kéo co tại Việt Nam và các quốc gia có di sản được ghi danh.

Đại diện hai nước Việt Nam - Hàn Quốc lên bục nhận quà và chụp ảnh cùng chương trình. (Ảnh: Thành Long) 

Tọa đàm có sự tham gia của hơn 50 đại biểu đến từ Hội Kéo co Gijisi (thành phố Dangjin, Hàn Quốc), các bảo tàng, di tích và trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong đó gồm: Bà Đinh Thị Thu Hương - Phó chủ tịch UBND quận Long Biên, bà Lê Thị Minh Lý - Hội Di sản Văn Hoá Việt Nam, đại diện hội kéo co thành phố Dangjin,…

Mục đích của tọa đàm là chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục di sản văn hóa phi vật thể nói chung và Nghi lễ và trò chơi Kéo co nói riêng. Tại sự kiện, Bảo tàng Kéo co Gijisi sẽ trao tặng Hộp giáo dục Kéo co cho Bảo tàng Hà Nội, trình diễn di sản Nghi lễ và trò chơi Kéo co Gijisi của Hàn Quốc và hoạt động trải nghiệm dành cho công chúng, học sinh sinh viên.

Hình ảnh đại diện đoàn kéo co Hàn Quốc lên bục chụp ảnh. (Ảnh: Thành Long)

Chia sẻ trong buổi khai mạc, tiến sĩ Lê Thị Minh Lý - Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam gửi đến thông điệp: “Chung một sợi dây” minh hoạ cho trò chơi dân gian kéo co là một thông điệp ý nghĩa. Bà khẳng định: “Sợi dây là biểu tượng của sự gắn kết cộng đồng, là sự kết nối giữa con người với thiên nhiên, là sự nối dài của những cánh tay kết nối những cộng đồng này với cộng đồng khác”.

Bà Lê Thị Minh Lý phát biểu trong sự kiện toạ đàm. (Ảnh: Thành Long)

Bà Lê Thị Minh Lý cũng bày tỏ niềm tự hào khi bộ môn kéo co trở thành nét đẹp văn hoá vật thể đại diện cho nhân loại, và là con đường gắn kết con người Việt Nam với bạn bè quốc tế. 

Tọa đàm đem đến cách tiếp cận mới về giáo dục di sản kéo co với nhiều hoạt động ý nghĩa, qua đó giới thiệu các hình ảnh, tư liệu về hình thức nghi lễ và trò chơi kéo co tại bốn quốc gia. 

Nguyễn Thành Long - Báo In K41

Phản hồi